Như ICTnews đã thông tin, cuộc trao đổi giữa Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) ngày 28/5 về mức lương của kỹ sư CNTT tại QTSC đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người về lương, thu nhập và mức sống hiện nay của đội ngũ nhân lực CNTT Việt Nam trong tương quan so sánh với nhân lực CNTT của các nước trong khu vực cũng như mặt bằng chung giữa các ngành nghề tại Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi với ICTnews về vấn đề nêu trên, bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng Thư ký Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về bức tranh nhân lực ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam hiện nay.
VINASA nhận định như thế nào về thông tin được Giám đốc QTSC chia sẻ cũng như kết quả khảo sát của tổ chức PIKOM và mạng việc làm JobStreet.com về lương của kỹ sư CNTT Việt Nam?
Tại Việt Nam, hiện có rất ít các báo cáo, khảo sát về thực trạng của ngành, số liệu trích dẫn trong nhiều năm qua chỉ dựa vào Sách trắng CNTT-TT của Bộ TT&TT. Tuy nhiên từ năm 2015, Sách trắng không được tiếp tục xuất bản nên số liệu chính thống về ngành đang là khoảng trống.
QTSC tập trung nhiều doanh nghiệp phần mềm, CNTT làm việc tại đó, vì vậy QTSC chắc đã có những khảo sát với các doanh nghiệp hoạt động trong Công viên về lương nên số liệu sẽ sát với thực tế hơn. Nói chung các tổ chức nghiên cứu đều có cách thức tiến hành, phương pháp nghiên cứu, khảo sát khác nhau, phương thức thống kê, báo cáo khác nhau, điều này cũng dẫn đến những sự khác nhau về kết quả.
Vậy qua theo dõi và nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp trong ngành, VINASA có thể cho biết hiện nay mức lương của nhân lực CNTT Việt Nam là bao nhiêu?
VINASA hiện có gần 350 doanh nghiệp hội viên trên toàn quốc là các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, chiếm 70% doanh thu của toàn ngành phần mềm và khoảng 65% nhân sự trong ngành phần mềm Việt Nam. Chúng tôi có trao đổi thường xuyên với các doanh nghiệp hội viên và hàng năm đều có các chương trình hoạt động, có lấy thông tin số liệu của các doanh nghiệp trong ngành.
Liên quan đến lương và thu nhập của các kỹ sư trong ngành phần mềm, CNTT Việt Nam, tháng 10/2015, VINASA đã công bố một số số liệu về thu nhập của nhân sự trong ngành CNTT Việt Nam trên ấn phẩm 40 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2015. Theo đó, với những nhân sự mới ra trường, mức lương của họ khoảng 250 - 280 USD. Nhân sự đã có 3 năm kinh nghiệm là 400 - 600 USD, cấp Trưởng phòng khoảng 800 - 1.000 USD và các lãnh đạo cao cấp có thu nhập 1.500 - 2.000 USD/tháng.
Còn về sự khác biệt của lương kỹ sư hai mảng phần cứng và phần mềm, theo báo cáo trong Sách trắng CNTT-TT do Bộ TT&TT công bố năm 2013, mức lương bình quân của phần cứng là 2.301 USD/năm, còn phần mềm là 5.025 USD/năm. Mức lương bình quân này có tăng lên trong 2 năm gần đây. Về cơ bản vẫn có sự chênh lệch đáng kể giữa khu vực phần cứng và phần mềm.
" alt=""/>“Lương chưa phải là tất cả để giữ chân nhân sự CNTT chất lượng cao”Trong tháng 5 vừa qua, hàng trăm triệu tài khoản LinkedIn và Myspace đã bị hacker tấn công và chiếm đoạt quyền điều khiển. Điều tương tự cũng đang xảy ra với Twitter, do cùng nhóm thủ phạm trên gây ra.
Theo trang ZDNet, một hacker Nga có tên Tessa88 hôm 7/6 từng tuyên bố đang có trong tay bộ sưu tập gồm địa chỉ email, tên đăng nhập và mật khẩu của 379 triệu tài khoản Twitter. Tuy nhiên, hôm 8/6, trang LeakedSource đưa tin, số tài khoản bị hack thực tế chỉ dưới 33 triệu, tức là nhiều hơn 10% số người dùng Twitter hàng tháng.
Tessa88 đang rao bán kho dữ liệu này với giá 10 bitcoin, tương đương gần 5.810 USD, theo ZDNet. Trang tin này cũng cho biết, Tessa88 có liên quan đến các vụ rò rỉ thông tin của LinkedIn và Myspace.
Trong khi đó, LeakedSource nhận định, khó có khả năng Twitter đã bị xâm nhập. Thay vào đó, hàng triệu người dùng mạng xã hội này có thể đã bị nhiễm một loại malware nào đó, và malware này gửi mọi tên người dùng và mật khẩu đã lưu của mọi website, kể cả Twitter, trên các trình duyệt như Chrome và Firefox, cho những hacker tạo ra nó.
Trang web này cũng cho biết thêm rằng, trong cơ sở dữ liệu mà hacker Tessa88 đang nắm giữ có nhiều mật khẩu rất đơn giản, như “123456” hoặc “qwerty”. Đây là những mật khẩu yếu, có thể dễ dàng bị lần ra bởi những phần mềm dò mật khẩu tự động.
Thông tin mới được công bố tiếp sau hàng loạt báo cáo xác nhận các vụ hacker chiếm quyền kiểm soát tài khoản Twitter của những người nổi tiếng, chẳng hạn như "ông chủ" Facebook Mark Zuckerberg và nữ ca sĩ Mỹ Katy Perry, nhân vật có nhiều người theo dõi nhất trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, Twitter quả quyết, hệ thống của họ không bị xâm nhập. "Chúng tôi lạc quan rằng, những tài khoản và thông tin nói trên không bị chiếm đoạt do lỗ hổng dữ liệu của Twitter. Hệ thống của chúng tôi không bị chọc thủng. Trong thực tế, chúng tôi đã làm mọi cách để giúp bảo vệ các tài khoản, thông qua kiểm tra đối chiếu dữ liệu với những gì đã được chia sẻ trong các vụ rò rỉ mật khẩu khác gần đây", một phát ngôn viên của Twitter nhấn mạnh.
Twitter mới đây cũng đã phát đi một thông cáo, kêu gọi người dùng nên sử dụng những mật khẩu đủ mạnh và phức tạp để bảo đảm an toàn cho tài khoản trực tuyến của mình.
" alt=""/>32 triệu tài khoản Twitter bị hackiMessage đã thêm nhiều tính năng mới, khiến nó gần giống những Facebook Messenger hay WeChat
Theo Forbes, iMessage vốn chỉ là ứng dụng nhắn tin đơn thuần dành riêng cho iOS và macOS. Tuy nhiên trước sức ép từ các ứng dụng nhắn tin như WeChat, Facebook Messenger, WhatsApp, Apple đã quyết định tích hợp thêm rất nhiều tính năng cho iMessage ở bản nâng cấp iOS 10.
Giờ đây iMessage cũng có một kho ứng dụng riêng
Các đối thủ của iMessage giờ đây không đơn thuần chỉ dùng để giao tiếp. WeChat, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc có những tính năng như chợ ứng dụng, trò chơi, hỗ trợ mua hàng, thanh toán… Apple cho thấy họ cũng đang đi theo hướng ấy với việc mở API để các nhà phát triển làm ứng dụng cho iMessage, mở ra một tương lai rộng mở cho việc tích hợp đủ loại tính năng vào ứng dụng nhắn tin này.
Trong tương lai gần, bạn có thể đặt đồ ăn ngay từ iMessage
Hoặc gửi tiền cho bạn bè qua ứng dụng này
Trong đó, tính năng thanh toán và thương mại điện tử có thể sẽ rất quan trọng với iMessage, cũng tương tự như WeChat. Apple hiện đã có Apple Pay, nhưng iMessage có thể mở ra các tính năng như gửi tiền cho bạn bè qua Square, hoặc đặt đồ ăn ngay trong iMessage. Những tính năng này đều đã quen thuộc trên WeChat.
Những tính năng mới như chia sẻ Sticker, hình ảnh… cũng khiến iMessage trở nên "màu mè" hơn
iMessage cũng có thêm những tính năng mới như Sticker (hình dán), một hình thức thể hiện cảm xúc qua hình ảnh phổ biến ở WeChat và Facebook Messenger, cùng với đó là sự tích hợp sâu hơn tính năng chia sẻ ảnh, video. Những tính năng nhỏ hơn như hiển thị emoji lớn hơn, hiệu ứng bóng bay (chữ nổi to lên để thể hiện sự quan trọng của câu nói), "mực vô hình" (người xem phải bấm vào tin nhắn mới hiện nội dung) đều cho thấy iMessage đang ngày càng giống những ứng dụng nhắn tin còn lại.
Thay vì đưa iMessage lên Android, đây chính là cách làm của Apple để đảm bảo người dùng không cần phải rời iOS để được tận hưởng những tính năng thú vị.
" alt=""/>Apple đã biến iMessage thành… bản sao của WeChat